Giao Dịch Forex Và Những Điều Bạn Cần Biết

Từ PIRI System

1. Balance là gì?[sửa | sửa mã nguồn]

Đơn giản đây là SỐ DƯ BAN ĐẦU trong tài khoản của bạn.

Để bắt đầu giao dịch Forex, bạn cần mở một tài khoản giao dịch và nạp một số tiền vào tài khoản của bạn.

Nếu bạn nạp vào số tiền $1.000, thì Balance của bạn là $1.000.

Số dư này là số tiền tối đa mà bạn có thể mất.

BALANCE = SỐ DƯ BAN ĐẦU

Nếu bạn tham gia một giao dịch mới, thì balance tài khoản của bạn sẽ không bị ảnh hưởng cho đến khi lệnh giao dịch được ĐÓNG.

Điều này có nghĩa là Balance của bạn sẽ chỉ thay đổi theo một trong các cách:

  • Khi bạn nạp thêm tiền vào tài khoản của bạn.
  • Khi bạn đóng một lệnh giao dịch.

2. Floating Profit là gì?[sửa | sửa mã nguồn]

Floating profit được gọi là Lợi nhuận thả nổi.

Chỉ số này đề cập đến lợi nhuận hoặc thua lỗ của các lệnh giao dịch đang mở của bạn.

Cũng có nghĩa là nếu bạn đóng tất cả lệnh giao dịch đang mở, số tiền tăng thêm hoặc giảm đi chính là Floating profit.

  • Floating profit = Tổng lợi nhuận/thua lỗ của tất cả lệnh giao dịch đang mở.

3. Leverage là gì?[sửa | sửa mã nguồn]

Leverage gọi là Đòn bẩy.

Đòn bẩy là công cụ tài chính sàn môi giới Forex cung cấp cho bạn, giúp bạn giao dịch khối lượng lớn hơn gấp nhiều lần Balance của bạn.

Ví dụ: Balance của bạn là $1.000. Nếu bạn không sử dụng Đòn bẩy, bạn chỉ có thể vào lệnh tương đương 1.000/100.000 = 0.01 lot.

Nếu bạn muốn mở lệnh giao dịch lớn hơn 0.01 lot để có nhiều lợi nhuận hơn, bắt buộc bạn cần Đòn bẩy.

Đòn bẩy nó sẽ liên quan tới Tiền ký quỹ (Margin)

Giả sử bạn chọn Đòn bẩy 1:500, tài khoản bạn $1.000, bạn vào buy Vàng(XAU USD) với giá hiện tại 1800, theo công thức tính margin, tiền ký quỹ cho 1 lot vàng với giá như trên mất $360, vậy bạn chỉ giao dịch với khối lượng tối đa là 2.7 lot, đây gọi là vào lệnh full margin.

Vậy với Đòn bẩy 1:1000, tiền ký quỹ cho 1 lot vàng với giá như trên mất $180, vậy bạn sẽ giao dịch được khối lượng tối đa là 5.5 lot full margin, giờ thì hiểu đòn bẩy thấp, đòn bẩy cao có ảnh hưởng thế nào đến vol vào lệnh của bạn rồi đúng không?

4. Margin là gì?[sửa | sửa mã nguồn]

Margin chính là Ký quỹ.

Để mở 1 lệnh giao dịch, bạn cần phải có 1 số tiền nhất định. Số tiền này gọi là tiền Ký quỹ (Margin).

Margin có thể được coi là một khoản ký gửi (tài sản thế chấp) cần để bạn mở một lệnh giao dịch hoặc giữ cho nó không bị đóng khi lệnh của bạn bị lỗ.

Tiền ký quỹ chỉ đơn giản là một phần tiền của bạn mà nhà môi giới dành riêng cho số dư tài khoản của bạn để giữ cho giao dịch được mở và để đảm bảo rằng bạn có thể bù đắp tổn thất của giao dịch.

Ký quỹ KHÔNG phải là một khoản phí hoặc chi phí giao dịch.

  • Công thức tính: Margin = Khối lượng*Kích thước hợp đồng*Đơn giá vào lệnh/Đòn bẩy

Như ví dụ ở phần trên:

  • Buy vàng ở giá 1800, kích thước hợp đồng của vàng: 100, với đòn bẩy 1:500, khối lượng vào lệnh: 1 lot → Margin = 1*100*1800/500=360

Kích thước hợp đồng của các cặp tiền tệ: 100 000

Kích thước hợp động của hàng hóa như vàng: 100

Cái này bạn có thể nhấp vào từng cặp giao dịch rồi chọn xem "thuộc tính symbol" để xem chi tiết.

5. Used margin là gì?[sửa | sửa mã nguồn]

Used margin được hiểu là Ký quỹ đã sử dụng.

Nếu bạn mở nhiều giao dịch cùng một lúc, mỗi giao dịch cụ thể sẽ có một Ký quỹ bắt buộc riêng.

Nếu bạn cộng tất cả Ký quỹ bắt buộc của tất cả các giao dịch đang mở, thì tổng số tiền đó được gọi là Ký quỹ đã sử dụng.

Ký quỹ đã sử dụng là tất cả các Ký quỹ bắt buộc đã bị khóa và không thể sử dụng để mở các lệnh giao dịch khác.

6. Equity là gì?[sửa | sửa mã nguồn]

Equity được hiểu là Vốn chủ sở hữu hoặc vốn thực có – GIÁ TRỊ HIỆN TẠI của tài khoản giao dịch của bạn.

Vốn thực có (Equity) là tổng của Số dư tài khoản (Balance) và tổng lợi nhuận/thua lỗ của các giao dịch đang mở (Floating profit).

Vì giá luôn chuyển động không ngừng → Floating profit luôn thay đổi => Equity luôn biến động.

Nếu tài khoản của bạn KHÔNG có bất kỳ giao dịch nào đang mở (Floating profit = 0), thì Equity = Balance.

  • EQUITY = BALANCE + FLOATING PROFIT

Ví dụ: Bạn gửi $1.000 vào tài khoản của mình. Balance = $1.000.

Bạn chưa thực hiện giao dịch nào trên thị trường: Equity = Balance = 1000$.

Khi bạn thực hiện 1 giao dịch và đang có khoản lỗ $50 (Floating Profit = -50$). Lúc này Equity = 1000 + (-50) = $950.

Equity gọi là Vốn thực có vì nó phản ánh giá trị thực tài khoản của bạn. Equity quan trọng hơn Balance rất nhiều.

Bạn đã bao giờ trải qua việc như thế này: Bạn có tài khoản $10.000, tài khoản đang trong trạng thái “gồng lỗ” $8.000. Bạn luôn tự an ủi rằng “tài khoản vẫn còn $10.000, chưa chốt lệnh âm là chưa mất”, tâm lí này là tâm lí gồng lỗ, và khả năng mang từ thị trường coin sang fx, cho đến khi tài khoản bạn bị đá toàn bộ lệnh âm (gọi là cháy tài khoản), thì lúc này bạn mới chợt ngộ ra rằng bạn đã mất tiền.

7. Free margin là gì?[sửa | sửa mã nguồn]

Free margin là chênh lệch giữa Equity (Vốn chủ sở hữu) và Used margin (ký quỹ đã sử dụng)

Ký quỹ còn dư đề cập đến Vốn chủ sở hữu trong tài khoản của nhà giao dịch KHÔNG bị ràng buộc trong các lệnh đang mở hiện tại.

Ký quỹ còn dư có thể được sử dụng để mở các lệnh giao dịch mới.

  • Free Margin = Equity – Used Margin

Theo công thức trên có thể thấy nếu trạng thái giao dịch của bạn đang có lãi, Equity sẽ tăng lên và Free margin sẽ tăng theo. Từ đó có thể giúp bạn mở thêm nhiều lệnh giao dịch khác nếu muốn.

FREE MARGIN là số tiền KHÔNG bị khóa bởi các lệnh giao dịch đang mở và có thể được sử dụng để mở thêm các giao dịch mới.

Khi FREE MARGIN ở mức 0 hoặc ít hơn, bạn sẽ không thể mở được các giao dịch mới.

8. Margin level là gì?[sửa | sửa mã nguồn]

Margin level hay còn gọi là mức ký quỹ, đây là giá trị phần trăm (%) dựa trên số lượng Vốn chủ sở hữu so với Số tiền ký quỹ được sử dụng.

Mức ký quỹ cho phép bạn biết số tiền của mình có thể dùng để mở các lệnh giao dịch mới.

Mức ký quỹ càng cao, số tiền có sẵn để bạn có thể vào những lệnh giao dịch mới càng nhiều.

Mức ký quỹ càng thấp, số tiền có sẵn để bạn vào các lệnh giao dịch mới càng thấp.

Khi mức ký quỹ thấp đến một mức nào đó (được sàn quy định), bạn sẽ gặp phải tình trạng “Margin call” hoặc “Stop out”

  • Margin Level = (Equity / Used Margin) x 100%

Nền tảng giao dịch của bạn sẽ tự động tính toán và hiển thị Mức ký quỹ của bạn.

Nếu bạn không có bất kỳ giao dịch nào được mở, Equity = 0 => mức ký quỹ của bạn = 0.

Mức ký quỹ rất quan trọng. Các sàn môi giới sẽ dựa vào mức ký quỹ để quyết định liệu bạn có thể vào thêm những lệnh giao dịch mới hay không.

Các sàn môi giới khác nhau đặt giới hạn Mức ký quỹ khác nhau, nhưng hầu hết các sàn môi giới đặt giới hạn này ở mức 100%.

Điều này có nghĩa là khi Vốn chủ sở hữu của bạn bằng hoặc thấp hơn Số tiền ký quỹ đã sử dụng của bạn, bạn sẽ KHÔNG thể mở thêm bất kì lệnh giao dịch mới nào.

Nếu bạn muốn vào lệnh mới, trước tiên bạn sẽ phải đóng các lệnh giao dịch hiện có.

9. Margin call là gì?[sửa | sửa mã nguồn]

Margin call là một ngưỡng cụ thể mà khi tài khoản của bạn chạm đến ngưỡng này, bạn đang trong vùng nguy hiểm vì có thể có một vài hoặc tất cả các lệnh giao dịch của bạn buộc phải đóng.

Như đã nói bên trên, Margin level = (Equity / User margin) X 100% → Margin level luôn biến động, và Margin call là một giá trị trong biến động đó.

Ví dụ: một số nhà môi giới ngoại hối có Margin call là 100%.

Margin call là một thông báo từ sàn môi giới cho bạn biết rằng Margin level đã giảm xuống dưới mức yêu cầu tối thiểu (ở đây là 100%)

Margin call thông báo cho bạn biết trước để bạn xử lý rủi ro, trước khi Stop out xảy ra và đá lệnh âm của bạn.

10. Stop out là gì?[sửa | sửa mã nguồn]

Stop out xuất hiện khi Margin level (Mức ký quỹ) của bạn rơi xuống thấp hơn một giá trị % nhất định (Đã được sàn môi giới quy định trước).

Khi đó một vài hoặc tất cả giao dịch của bạn sẽ tự động bị hệ thống của sàn đóng lại.

Việc đóng các lệnh này bởi vì tài khoản của bạn không còn đủ ký quỹ để giữ các lệnh giao dịch tiếp tục mở.

Như vậy, Stop out xuất hiện khi Equity (vốn chủ sở hữu) thấp hơn một tỷ lệ % cụ thể của Số tiền ký quỹ đã sử dụng của bạn.

Khi Margin level (Mức ký quỹ) bằng hoặc thấp hơn mức Stop out thì sàn môi giới của bạn sẽ tự động đóng các lệnh giao dịch của bạn, bắt đầu với lệnh giao dịch sử dụng nhiều ký quỹ nhất, cho đến khi Margin level của bạn trở lại mức cao hơn Stop out.

Ví dụ: sàn X nào đó quy định mức Stop out ở mức 50%, khi margin level rơi về mức này và thấp hơn thì lệnh âm lớn nhất của bạn bị đá, vòng lặp này sẽ lặp lại nếu bạn còn lệnh âm và mức margin level lại tiếp tục về 50%, cho đến khi không còn lệnh âm nào, câu nói đau đớn của các trader gọi là "cháy tài khoản".

TIẾP TỤC GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ KHÁC TRONG GIAO DỊCH FOREX.[sửa | sửa mã nguồn]

Pip: Pip chính là thuật ngữ đại diện cho BIÊN ĐỘ BIẾN ĐỘNG của các cặp tiền Forex.

Lot: Lot là thuật ngữ đại diện cho KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH trong thị trường Forex.

Giá Bid/Ask:

Trên thị trường Forex, khi bạn mua thì phải có ai đó sẵn sàng bán và ngược lại. Chính vì thế tất cả các cặp tiền tệ đều được niêm yết 2 mức giá là Bid (giá mua) và giá Ask (giá bán).

  • Giá Bid là tỷ giá mà thị trường sẵn sàng Mua và đây cũng là tỷ giá mà bạn có thể Bán.
  • Giá Ask là tỷ giá mà thị trường sẵn sàng Bán và đây cũng là tỷ giá mà bạn có thể Mua.

Giá Bid luôn thấp hơn giá Ask. Như vậy, bạn luôn chỉ có thể bán giá thấp và mua giá cao.

Spread – Chênh lệch giá:

Spread là mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Spread = Ask – Bid.

Spread là một trong những chi phí ẩn rất quan trọng của giao dịch forex. Những người mới giao dịch thường hiếm khi hiểu rõ được yếu tố này. Các nhà môi giới True-ECN thường có mức spread thấp nhất (Có thể thấp đến mức cận 0).

Swap – Lãi vay qua đêm

Swap là khoản chênh lệch lãi vay qua đêm giữa hai đồng tiền mà bạn giao dịch tỷ giá. Swap sẽ được tính hàng ngày nếu giao dịch của bạn giữ qua mốc thời gian 00:00 (tính theo giờ của nhà môi giới). Lưu ý, swap sẽ được tính gấp ba vào đêm thứ Tư của tuần (Do giao dịch vào đêm thứ Tư sẽ được quyết toán T+2, rơi vào hai ngày nghỉ cuối tuần).

Swap có thể dương nếu bạn sở hữu đồng tiền có lãi suất cao hơn hoặc nếu bạn sở hữu đồng tiền có lãi suất thấp hơn.

Swap là chi phí lớn thứ 2 sau Spread. Chính vì vậy, chiến lược Buy & Hold (Mua và nắm giữ) KHÔNG thể thực hiện hiệu quả trong Đầu cơ Forex như trên thị trường chứng khoán/coin.

Commission – Phí hoa hồng

Commission là mức phí hoa hồng mà bạn phải trả cho nhà môi giới dựa trên khối lượng của lệnh giao dịch. Bất kể lệnh này lãi hay lỗ, bạn đều phải trả Commission.

Thông thường chỉ có nhà môi giới ECN mới thu Commision. Mức phí này được công bố công khai và được cố định tính theo quy mô giao dịch của từng lệnh. Sẽ có bài Phân loại sàn môi giới để hiểu thêm.

Broker – Nhà môi giới

Broker là nhà môi giới trung gian. Đây là bên thứ Ba giúp kết nối giữa người mua và người bán trên thị trường.

Có 3 loại nhà môi giới phổ biến: Market Maker, STP và ECN.

CÁC THUẬT NGỮ QUEN THUỘC:[sửa | sửa mã nguồn]

Deposit: là số tiền bạn nộp vào tài khoản. Số tiền này được dùng như là một khoản đặt cọc cho các giao dịch của bạn trong tương lai.

Withdraw: là số tiền mà bạn rút ra khỏi tài khoản.

Profit: là Lãi hay Lợi nhuận.

Loss: là khoản thua lỗ.

Stoploss: là mức giá dừng lỗ của lệnh. Lệnh sẽ được đóng tự động khi giá thị trường chạm mức này.

Takeprofit: là mức chốt lời của lệnh. Lệnh sẽ được đóng tự động khi giá thị trường chạm mức này.

Lot Size: là khối lượng của lệnh giao dịch. Khối lượng giao dịch tiêu chuẩn là 1 lot; nhỏ nhất thường là 0.01, còn lớn nhất thì tùy sàn quy định.

PIP VÀ POINT LÀ GÌ? CÁCH TÍNH GIÁ TRỊ PIP.[sửa | sửa mã nguồn]

Pip và point là gì?

Pip và Point là thuật ngữ đại diện cho biên độ chuyển động của tỷ giá các cặp tiền trong thị trường Forex.

Nếu như trong chứng khoán Việt Nam, giá cổ phiếu được tính bằng đơn vị VND. Ví dụ Cổ phiếu của Vinamilk VNM có giá 123.000 VNĐ. Nếu giá VNM tăng lên 130.000 VNĐ thì ta nói biên độ tăng lên 7000 VND.

Còn đối với các cặp tiền, tỷ giá không có đơn vị, vì thế biên độ chuyển động của tỷ giá các cặp tiền được quy ước bằng đơn vị PIP.

Trong phần lớn các cặp tiền tệ, pip là vị trí thập phân thứ tư, point là vị trí thập phân thứ năm trong tỷ giá của một cặp tiền tệ.

Phần lớn các cặp tiền Forex, tỷ giá có 5 chữ số thập phân nhưng có những cặp tiền chỉ có 3 chữ số thập phân, đặc biệt với Vàng (XAU USD) chỉ có 2 chữ số thập phân.

Vì vậy phần tiếp theo dưới đây, bạn sẽ biết chính xác vị trí pip và point của từng cặp tiền cụ thể.

Cách tính pip và point trong Forex.

Cặp tiền có 5 chữ số thập phân:

Đối với các cặp tiền Forex có 5 chữ số thập phân, pip là số ở vị trí thứ tư, point là số ở vị trí thứ năm.

Như vậy để biết cặp tiền này đã biến động bao nhiêu pip, bạn sẽ lấy chênh lệch giá đến vị trí thứ tư.

  • Ví dụ 1: Tỷ giá EUR USD hiện tại 1.18015, vị trí thập phân thứ tư (số 1) chính là pip.

Nếu tỷ giá tăng lên 1.18025, biên độ tăng thêm 1 pip = 10 point.

Nếu tỷ giá tăng lên 1.18315, biên độ tăng thêm 31 – 01 = 30 pip = 300 point.

Có thể thấy rằng 1 pip = 10 point.

Cặp tiền có 3 chữ số thập phân:

Trong các cặp tiền liên quan đến JPY, pip được biểu thị bằng số thập phân thứ hai, point được biểu thị bằng số thập phân thứ ba trong tỷ giá.

Như vậy để biết cặp tiền này đã biến động bao nhiêu pip, bạn sẽ lấy chênh lệch giá đến vị trí thứ hai.

  • Ví dụ 2: Tỷ giá GBP JPY hiện tại là 153.085, vị trí thập phân thứ hai (số 8 là pip, vị trí thập phân thứ ba (số 5) là point.

Nếu tỷ giá giảm xuống 153.000, biên độ giảm 085 – 000 = 85 point = 8.5 pip.

Nếu tỷ giá tăng lên 154.085, có thể thấy biên độ tăng thêm 100pip.

Cách tính pip của Vàng(XAU USD):

Vàng (XAU USD) là trường hợp đặc biệt khi tỷ giá chỉ có 2 chữ số thập phân. Vì vậy pip được biểu thị bằng số thập phân thứ nhất, point được biểu thị bằng số thập phân thứ hai trong tỷ giá.

Như vậy để biết biến động của Vàng là bao nhiêu pip, cách tính là lấy chênh lệch giá đến vị trí thứ nhất.

  • Ví dụ 3: Tỷ giá XAU USD hiện tại là 1817.23, vị trí thập phân thứ nhất (số 2) là pip, vị trí thập phân thứ hai (số 3) là point.

Nếu tỷ giá giảm xuống 1816.23, biên độ giảm 1 giá = 10pip

Nếu tỷ giá tăng lên 1818.23, có thể biên độ tăng thêm 1 giá tương đương 10pip, tương đương 100point.

Đối với Vàng (XAU USD), để dễ nhớ, bạn hãy nhớ biến động 1$ tương đương 10 pip.

GIÁ TRỊ PIP LÀ GÌ VÀ CÁCH TÍNH GIÁ TRỊ PIP TRONG FOREX?[sửa | sửa mã nguồn]

Giá trị pip của 1 cặp tiền tệ là số tiền lãi hoặc lỗ mà 1 pip chuyển động tạo ra đối với lệnh giao dịch 1 lot tiêu chuẩn.

Giá trị pip rất quan trọng trong việc quản lý rủi ro. Bạn không thể biết lợi nhuận/ thua lỗ của mình là bao nhiêu nếu không biết cách tính giá trị pip trong giao dịch Forex.

  • Lợi nhuận/ thua lỗ = số lot x số pip x giá trị 1 pip

Biết được cách tính giá trị pip sẽ giúp bạn biết lệnh giao dịch này sẽ được hoặc mất bao nhiêu tiền nếu chạm SL hoặc TP, từ đó giúp quản lý rủi ro hiệu quả hơn.

Giả sử bạn đang sử dụng tài khoản đơn vị USD.

  • Với những cặp tiền có USD đứng sau (XXX/USD): Giá trị pip là 10$.
  • Với những cặp tiền không có USD đứng sau (XXX/YYY): Giá trị pip bằng 10$ nhân tỷ giá YYY/USD, trong đó tỷ giá YYY/USD là tỷ giá tại thời điểm tính giá trị pip.

Ví dụ: Với tỷ giá AUD/USD hiện tại là 0.7458 → Giá trị pip của tất cả các cặp có AUD đứng sau (XXX/AUD) là 10 x 0.7458 = 7.45$

Giá trị pip của mỗi cặp tiền có “đuôi” khác nhau sẽ khác nhau, tùy thuộc vào tỷ giá của cặp tiền đứng sau so với USD.

Vì thế khi giao dịch Forex, cần biết cách tính giá trị pip để điều chỉnh khối lượng giao dịch phù hợp. Với chiến lược giao dịch có volume 1 lot và Take profit 50 pip, giao dịch cặp EURUSD sẽ mang lại $500 lợi nhuận còn cặp EURUSD thì chỉ mang lại $350 mà thôi. Đó là sự khác nhau!

ĐI SÂU VÀO TÌM HIỂU SPREAD LÀ GÌ?[sửa | sửa mã nguồn]

Những khái niệm thuật ngữ như: Giá Bid, giá Ask là gì? Chênh lệch spread là gì? Cách tính spread như thế nào?… là những kiến thức cơ bản mà bạn cần phải nắm rõ khi tham gia giao dịch Forex.

Đối với một nhà giao dịch, việc lựa chọn sàn môi giới tốt để đặt niềm tin và đặt tài sản của mình vào đó là điều cực kỳ quan trọng.

Trong các tiêu chí để đánh giá một sàn Forex, Spread là yếu tố không thể thiếu và có thể nói đó là một trong những vấn đề tiên quyết đối với người dùng bởi Spread là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí giao dịch trong suốt quá trình tham gia thị trường ngoại hối.

Vậy Spread là gì? Có những loại Spread nào? Cách tính Spread ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

1. Spread là gì?[sửa | sửa mã nguồn]

Spread là chênh lệch giữa giá mua và giá bán của một công cụ tài chính tại thời điểm hiện tại.

Bạn có biết thu nhập chính của các sàn môi giới ngoại hối là gì không, đó chính là Spread.

Spread là cách mà các sàn môi giới kiếm tiền. Thay vì tính phí riêng cho việc giao dịch của các bạn thì họ sẽ tính mọi chi phí qua spread.

Ví dụ như họ nhận được báo giá từ hệ thống liên thị trường với spread là 1 pip, thì khi báo giá cho bạn họ sẽ tăng mỗi chiều lên 0.1 pip, khi đó spread tăng lên 1.2 pip.

Vậy khi bạn mua hay bán cặp tiền đó thì nhà môi giới sẽ kiếm được hoa hồng chênh lệch là 0.1 pip.

Vì vậy, một sàn môi giới Forex nói rằng họ không thu phí hoa hồng (phí commission), thực chất là có, chỉ có điều nó được tính thẳng vào spread mà thôi.

2. Công thức tính Spread[sửa | sửa mã nguồn]

Spread là chênh lệch giữa giá Bid và giá Ask, vì vậy để tính spread, đơn giản chỉ cần lấy giá ASK trừ đi giá Bid.

  • Spread = Giá Ask – Giá Bid

Spread được đo lường bằng pip.

3. Giãn Spread là gì?[sửa | sửa mã nguồn]

Trong một số điều kiện bất ổn định, bạn sẽ thấy spread của một cặp tiền tệ nào đó, ví dụ  như EUR/USD không còn là 0.1 pip nữa, thay vào đó nó có thể tăng lên 3 pip, 5 pip hay thậm chí là vài chục pip.

Đó gọi là GIÃN SPREAD.

Vậy lý do của việc giãn spread là gì? Và khi nào giãn spread xảy ra?

Hiểu 1 cách đơn giản, spread tạo ra bởi 2 lý do:

  • Do quy luật cung cầu: sự chênh lệch giá giữa người mua và người bán
  • Do các sàn môi giới quy định: các sàn có thể tăng thêm nguồn thu bằng cách tăng spread vào các cặp tiền cao hơn so với giá mà các nhà thanh khoản cung cấp.

Vậy bạn có thể hình dung rằng spread thay đổi cũng từ 2 lý do trên.

Trong quá trình giao dịch, có 2 thời điểm hiện tượng giãn spread diễn ra thường xuyên nhất (luôn như vậy), đó là:

  • Thời điểm giao phiên giữa các ngày

Lý do khiến spread giãn tại thời điểm này là gì? Đây là thời điểm mà thanh khoản thị trường rất mỏng, hầu như rất ít người giao dịch tại thời điểm này (cuối phiên Mỹ hoặc đầu phiên Úc). Khi thanh khoản thấp, cũng là khi mà lượng người mua và người bán ít dẫn đến sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán cũng cao hơn.

Vì vậy bạn nên hạn chế giao dịch tại những thời điểm này bởi mức chi phí mà bạn phải trả cho mỗi giao dịch sẽ lớn hơn rất nhiều đấy nhé.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý đến việc giữ lệnh qua đêm bởi spread giãn rất có thể sẽ khiến cho giao dịch của bạn bị đóng ngoài ý muốn.

  • Thời điểm công bố tin tức (có thể trước hoặc sau tin)

Trước các thời điểm công bố tin tức, đặc biệt là đối với các tin tức quan trọng như: tin Nonfarm, FOMC hay Công bố lãi suất của các ngân hàng trung ương,…là những thời điểm spread có thể giãn ra cực mạnh. Tại sao vậy?

Đây là lúc mà 2 lý do tôi đề cập phía trên được thể hiện rõ ràng nhất:

Theo quy luật cung cầu: Khi tin tức quan trọng được công bố, đặc biệt là tin tức nghiêng hẳn về một hướng (tốt hẳn hoặc xấu hẳn) khiến số lượng giao dịch mua (hoặc bán) lệch hẳn so với phía còn lại, làm cho chênh lệch giá mua và giá bán tăng lên.

Về phía sàn môi giới (chủ yếu là các sàn Market Maker): các sàn môi giới Market Maker(sẽ có bài phân tích về chủ đề này sau) thường thỏa thuận mức spread của riêng họ đối với khách hàng của mình, vì vậy khi có tin tức quan trọng được công bố, sàn sẽ giãn spread ra để bảo vệ lợi ích cho chính mình, tránh trường hợp phải bù lỗ khi chênh lệch giá của thị trường lớn hơn spread mà sàn thỏa thuận với khách hàng.

4. Các loại spread[sửa | sửa mã nguồn]

Có hai loại spread:

  • Spread cố định (Fixed Spread)
  • Spread thả nổi (Variable Spread)

Nếu Spread cố định thường được cung cấp bởi các Dealing Desk hay còn gọi Market Maker, thì spread thả nổi sẽ được cung cấp bởi các sàn dạng STP và ECN hay No Dealing Desk.

Spread cố định là gì?

Spread cố định là spread không thay đổi trong mọi điều kiện thị trường.

  • Ưu điểm

Giao dịch với spread cố định, các trader không lo ngại về sự biến động lớn trên thị trường. Ngoài ra có thể tính toán được chi phí giao dịch cụ thể trước khi vừa vào lệnh.

  • Nhược điểm

Những sàn giao dịch Forex cho phép giao dịch với spread cố định thường báo giá spread cao hơn đáng kể so với spread thả nổi.

Tức là trong điều kiện thị trường bình thường, bạn sẽ chịu thiệt hơn nhiều so với spread thả nổi.

Spread thả nổi là gì?

Đúng như tên gọi, spread thả nổi tức là mức chênh lệch giữa giá BID và giá ASK của cặp tiền tệ luôn thay đổi, tùy theo điều kiện thị trường.

Spread thả nổi được cung cấp bởi các sàn môi giới Non-dealing, họ sẽ nhận tỷ giá từ các nhà cung cấp thanh khoản và cung cấp nó trực tiếp cho các trader mà không hề can thiệp đến tỷ giá.

Khi đó chênh lệch tỷ giá của các cặp tiền tệ phụ thuộc vào sự biến động chung của thị trường Forex.

Thường thì khi mở đầu phiên mỗi ngày giao dịch hoặc trong những ngày lễ là lúc thanh khoản của thị trường thấp nhất trong ngày, khi đó sự spread biến động càng cao.

Ví dụ: Bạn đang muốn vào một lệnh mua với cặp EUR/USD, khi đó spread đang là 0.1 pip, nhưng ngay khi bạn chuẩn bị click mua, có tin tức về báo cáo thất nghiệp của Mỹ được đưa ra và spread tăng vọt lên 10 pip.

  • Ưu điểm

Spread thả nổi thấp hơn spread cố định khá nhiều.

Khi bạn giao dịch với spread thả nổi, việc lệnh giao dịch của bạn bị requote là rất ít khi xảy ra, do đó bạn có thể vào lệnh ngay lập tức bất kì lúc nào mà không phải lo ngại việc lệnh không được khớp.

Ngoài ra, giao dịch với spread thả nổi cũng minh bạch hơn bởi vì bạn sẽ được cung cấp tỷ giá đúng với tỷ giá thị trường.

  • Nhược điểm

Khi có tin tức diễn ra, spread thả nổi sẽ tăng mạnh làm cho bạn hụt 1 phần lợi nhuận (hoặc tăng thêm 1 phần thua lỗ) so với khi thị trường điều kiện bình thường.

5. Spread cố định và spread thả nổi, cái nào tốt hơn?[sửa | sửa mã nguồn]

Bạn đã hiểu rõ bản chất của giá bid ask, spread cố định và thả nổi là gì, vậy bạn sẽ chọn loại spread nào?

Hầu hết các trader đều lựa chọn spread thả nổi để giảm tối đa chi phí giao dịch trong điều kiện bình thường.

Khi giao dịch với spread thả nổi, tình trạng requote lệnh gần như là không có.

Còn nếu thị trường biến động bởi tin tức, spread thả nổi bị đẩy lên quá cao, điều cần làm chỉ là TRÁNH GIAO DỊCH KHI CÓ TIN TỨC.

Dù vậy, cũng có những trader thích giao dịch với spread cố định, như vậy họ có thể dễ dàng tính toán được lợi nhuận cũng như thua lỗ chính xác là bao nhiêu.

Hay có những trader thích lướt sóng với spread cố định để hạn chế được những rủi ro bất ngờ đến từ việc giãn spread…

Nếu bắt buộc phải lựa chọn giúp bạn, tôi sẽ chọn SPREAD THẢ NỔI.

ĐI SÂU VÀO TÌM HIỂU LOT LÀ GÌ? TƯƠNG QUAN GIỮA LOT VÀ ĐÒN BẨY.[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng như thuật ngữ Pip, Point và Spread đã học ở các bài trước, Lot là một thuật ngữ cơ bản và bắt buộc những nhà giao dịch Forex phải nắm rõ. Vậy Lot là gì? Ý nghĩa của Lot trong giao dịch Forex là gì? Hay một câu hỏi rất phổ biến của những người mới là “1 Lot bằng bao nhiêu USD”?

Bài học này sẽ giúp bạn hiểu thêm về Lot trong giao dịch Forex.

1. Lot là gì?[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi nói về Lot, bạn có còn nhớ Pip là gì không? Pip chính là thuật ngữ đại diện cho BIÊN ĐỘ BIẾN ĐỘNG của các cặp tiền Forex.

LOT là thuật ngữ đại diện cho KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH trong thị trường Forex.

Nếu như trong thị trường chứng khoán, khi nói về khối lượng giao dịch, chúng ta nói đến “số lượng cổ phiếu mua vào hoặc bán ra”.

Ví dụ như “hôm nay tao mua 1000 cổ của bác Vượng ngay đáy”.

Còn trong thị trường ngoại hối (Forex), chúng ta dùng thuật ngữ LOT để nói về khối lượng giao dịch các cặp tiền tệ.

Ví dụ như “tuần trước tao đu đỉnh 10 lot Vàng ở 1850”.

2. Kích thước Lot là gì?[sửa | sửa mã nguồn]

Theo quy ước, giá trị 1 LOT tiêu chuẩn là 100.000 đơn vị.

Ngoài ra các nhà môi giới Forex còn cung cấp các loại khối lượng giao dịch nhỏ hơn, gọi là MINI, MICRO, NANO.

1 LOT tiêu chuẩn = 100.000 đơn vị

1 MINI LOT = 1/10 LOT = 10.000 đơn vị

1 MICRO LOT = 1/10 MINI LOT = 1000 đơn vị

1 NANO LOT = 1/10 MICRO LOT = 100 đơn vị

Hiện nay hầu hết các nhà môi giới Forex cho giao dịch tối thiểu là 0.01 lot (tức là 1 micro lot) với tất cả các sản phẩm, rất hiếm có nhà môi giới nào chấp nhận lệnh giao dịch 0.001 lot (tức là 1 nano lot).

Người mới thường có thắc mắc chung rằng “1 lot Forex bằng bao nhiêu USD” hay “tài khoản bao nhiêu để có thể giao dịch 1 lot Forex, Vàng”. Câu hỏi này thực ra chưa chính xác vì những người mới chưa được tìm hiểu cặn kẽ.

Nếu ai cũng không rành thì sẽ có thể trả lời chắc nịch “1 lot Forex bằng 100 000 USD” hay “cần 100.000 USD để đánh 1 lot Forex hoặc 1 lot Vàng”. Điều này là hoàn toàn sai!

Câu trả lời đúng là “1 lot bằng 100.000 đơn vị”. Còn đơn vị gì là tùy vào đơn vị tài khoản giao dịch của bạn khi mở tài khoản giao dịch (có thể là USD, EUR, GBP, AUD, …).

3. Tương quan giữa Lot và Đòn bẩy[sửa | sửa mã nguồn]

Bạn đã biết 1 Lot tiêu chuẩn tương đương với 100.000 đơn vị tiền tệ. Vậy để bạn có thể vào lệnh với khối lượng 1 lot, balance của bạn phải có 100.000 đơn vị tiền tệ.

Giả sử bạn mở tài khoản giao dịch tại sàn X nào đó và chọn đơn vị tiền tệ là USD. Bạn quyết định nạp vào tài khoản $1.000.

Có cách nào để bạn có thể giao dịch 1 lot (tương ứng 100 000$) không? Câu trả lời là CÓ, nhờ vào ĐÒN BẨY do sàn môi giới Forex này cung cấp.

Mối quan hệ giữa Lot và Đòn bẩy là gì?

Nếu bạn mở tài khoản với đòn bẩy 1:200, bạn có thể giao dịch tương đương với tài khoản:

$1.000 x 200 = $200.000.

Vì vậy tài khoản $1.000 kết hợp đòn bẩy 1:200, bạn có thể giao dịch tối đa 2 lot.

Tóm lại Đòn bẩy giúp bạn giao dịch được khối lượng (hay số lot) lớn hơn số khả năng thực có của bạn.

Các sàn môi giới Forex thường cung cấp đòn bẩy từ 1:1 (không dùng đòn bẩy) cho đến 1:1000, thậm chí còn cao hơn nữa. Quy định về đòn bẩy tùy thuộc vào từng quốc gia và từng sàn giao dịch khác nhau.

CÁC LOẠI LỆNH GIAO DỊCH VÀ CÁCH ĐẶT LỆNH.[sửa | sửa mã nguồn]

Để tham gia vào thị trường Forex, bạn cần biết cách đặt lệnh tham gia thị trường và lệnh thoát khỏi thị trường.

Hãy cùng xem có những loại lệnh giao dịch nào và công dụng của mỗi loại lệnh đó.

1.1. Lệnh thị trường – Market order[sửa | sửa mã nguồn]

Một lệnh thị trường là một lệnh mua hoặc bán ở mức giá hiện tại.

Ví dụ: Sàn giao dịch của bạn báo giá EURUSD là 1.18218/1.18220

Nếu bạn muốn MUA ngay EURUSD, bạn sẽ mua với giá 1.18220.

Nếu bạn muốn BÁN ngay EURUSD, bạn sẽ bán với giá 1.18218.

1.2. Lệnh Limit – Limit order[sửa | sửa mã nguồn]

Một Lệnh limit là lệnh chờ được đặt trước để “Mua ở giá thấp hơn giá thị trường hiện tại” hoặc “Bán ở giá cao hơn giá thị trường hiện tại”.

Lệnh Limit có 2 loại: BUY LIMIT và SELL LIMIT.

Ví dụ: Giá của EUR USD hiện tại đang là 1.1820. Nếu bạn muốn thực hiện lệnh bán khi giá đạt 1.1850, có 2 cách:

  • Bạn sẽ canh cho đến khi nào EURUSD đạt mức giá 1.1850 như kì vọng và thực hiện 1 “Lệnh thị trường” – Market order để bán ngay ở mức giá đó.
  • Bạn có thể thực hiện một lệnh SELL LIMIT đặt tại giá 1.1850 và bạn không phải ngồi canh trước máy tính nữa. Nếu giá tăng đến 1.1850, hệ thống của sàn môi giới sẽ tự động khớp lệnh bán của bạn.

1.3. Lệnh Stop – Stop order[sửa | sửa mã nguồn]

Lệnh chờ Stop là lệnh được đặt trước để chờ “Mua ở mức giá cao hơn giá thị trường hiện tại” hoặc “Bán ở mức giá thấp hơn giá thị trường hiện tại”

Lệnh Stop có 2 loại: BUY STOP và SELL STOP.

Ví dụ: GBP USD hiện đang giao dịch ở mức giá 1.3885 và đang có xu hướng đi lên. Bạn cho rằng giá sẽ còn tiếp tục đi lên nếu nó chạm mức giá 1.3900. Do đó, bạn muốn thực hiện lệnh mua khi GBPUSD đi đến 1.3900. Bạn có 2 cách:

  • Bạn sẽ ngồi trước máy tính canh giá GBP USD, chờ cho nó đạt đến mức giá dự tính là 1.3900 và bạn mua vào.
  • Bạn có thể thực hiện một lệnh chờ mua stop ngay lúc này và không cần phải ngồi chầu chực trước màn hình máy tính. Bạn đặt một lệnh BUY STOP với giá 1.3900. Khi GBP/USD tăng đến giá đó, hệ thống tự động của sàn môi giới sẽ khớp lệnh stop của bạn ngay lập tức.

2.1. Lệnh dừng lỗ – Stop loss[sửa | sửa mã nguồn]

Lệnh dừng lỗ là một loại lệnh được dùng để giới hạn tổn thất cho tài khoản khi giá đi ngược hướng phân tích.

Ví dụ: Bạn mua EUR USD ở mức giá 1.1850. Bạn chỉ cho lệnh mua này thua lỗ tối đa là 50 pip, bạn đặt dừng lỗ ở giá 1.1800.

Điều này có nghĩa là nếu phân tích của bạn sai và giá EUR USD giảm về 1.1800, hệ thống của sàn môi giới sẽ tự động đóng lệnh mua của bạn và bạn lỗ mất 50 pip.

Lệnh dừng lỗ là công cụ quan trọng để quản lý rủi ro trong giao dịch và giúp cho tâm lý bạn thoải mái hơn.

2.2. Lệnh chốt lời – Take profit[sửa | sửa mã nguồn]

Lệnh chốt lời hoàn toàn ngược lại với lệnh dừng lỗ, được sử dụng để chốt lệnh tự động khi giá chạy đúng hướng phân tích.

Ví dụ: Bạn mua EUR USD ở mức giá 1.1850. Bạn dự định sẽ chốt lời khi giá chạy đúng hướng 50 pip, bạn đặt chốt lời ở giá 1.1900.

Khi giá chạy đúng hướng phân tích của bạn và chạm tới giá 1.1900, hệ thống sẽ chốt lời tự động cho bạn tại giá 1.1900.

THANH CÔNG CỤ CHARTS:[sửa | sửa mã nguồn]

Image61232121.png

  1. Click chọn số 1 để hiển thị đồ thị theo dạng thanh bar chart.
  2. Click chọn số 2 để hiển thị đồ thị theo dạng candlestick chart.
  3. Click chọn số 3 để hiển thị đồ thị theo dạng link chart.
  4. Số 4 để phóng to biểu đồ.
  5. Số 5 thu nhỏ biểu đồ.
  6. Số 6 dịch chuyển đồ thị từ trái sang phải.
  7. Số 7 dịch chuyển đồ thị từ phải sang trái.
  8. Số 8 chọn công cụ kỹ thuật / chỉ báo.
  9. Số 9 chọn khung thời gian cho đồ thị.
  10. Số 10 dùng để lưu mẫu đồ thị hoặc mở một mẫu đồ thị mới.

THANH CÔNG CỤ LINE STUDY:[sửa | sửa mã nguồn]

Image12343243.png

  1. Số 1 Chọn trỏ chuột
  2. Số 2 Crosshair. chức này dùng để gióng các mức giá cũng như tìm thời điểm, tính số pip (bằng cách giữ chuột trái và kéo tới các điểm cần tính)
  3. Số 3 Vẽ đường line dọc trên đồ thị (dùng để hiển thị thời điểm, chu kỳ…)
  4. Số 4 Vẽ đường line ngang (dùng để vẽ mức hỗ trợ, kháng cự…)
  5. Số 5 Đường trendline dùng để vẽ trendline.
  6. Số 6 Đường channel line dùng để vẽ kênh xu hướng.
  7. Số 7 Dùng để vẽ công cụ Fibonacci
  8. Số 8 Dùng để viết chữ trên đồ thị.
  9. Số 9 Dùng để viết chữ trên đồ thị (chữ sẽ đứng im khi đồ thị di chuyển)
  10. Số 10 Dùng để vẽ một số ký hiệu khác (chọn vào sẽ thấy các ký hiệu hiển thị).

THANH CÔNG CỤ PERIODICITY:[sửa | sửa mã nguồn]

Image32342342.png

  1. Số 1 hiển thị đồ thị theo dạng 1 phút (5 phút sẽ hình thành một điểm, một bar hoặc một nến trên đồ thị line chart, bar chart hay candlestick chart)
  2. Số 2 hiển thị đồ thị theo dạng 5 phút (5 phút sẽ hình thành một điểm, một bar hoặc một nến trên đồ thị line chart, bar chart hay candlestick chart)
  3. Số 3 hiển thị đồ thị theo dạng 15 phút
  4. Số 4 hiển thị đồ thị theo dạng 30 phút
  5. Số 5 hiển thị đồ thị theo dạng 1 giờ
  6. Số 6 hiển thị đồ thị theo dạng 4 giờ
  7. Số 7 hiển thị đồ thị theo dạng 1 ngày
  8. Số 8 hiển thị đồ thị theo dạng 1 tuần
  9. Số 9 hiển thị đồ thị theo dạng 1 tháng

Ở thanh công cụ Line Study, ae có muốn lấy thêm các công cụ vẽ khác thì chuột phải chọn customize.

Image2123123213213.png

Chọn công cụ xong insert vào thôi Chọn công cụ xong insert vào

Image412312321.png

NHỮNG PHÍM TẮT DÙNG TRONG MT4[sửa | sửa mã nguồn]

F1: mở “User guide” (Help)

F2: mở cửa sổ “History Center”

F3: mở cửa sổ “Global Variables”

F4: mở MetaEditor

F6: gọi cửa sổ “Tester” để kiểm tra Expert được đính kèm trên biểu đồ

F7: goi cửa sổ “Properties” của Expert được đính kèm trên biểu đồ để thay đổi tùy chỉnh

F8: gọi cửa sổ “Chart Setup”

F9: gọi cửa sổ “New Order” (đặt lệnh)

F10: mở cửa sổ “Popup prices”

F11: bật/tắt chế độ toàn màn hình

F12: di chuyển biểu đồ sang trái > TRADING - KIẾN THỨC ĐẶC THÙ: Phím Shift

Shift+F12: di chuyển biểu đồ sang phải

Shift+F5: chuyển về hồ sơ (Profile) trước đó > TRADING - KIẾN THỨC ĐẶC THÙ: Phím Alt

Alt+1: hiển thị biểu đồ theo một chuỗi (chuyển thành biểu đồ dạng thanh)

Alt+2: hiển thị biểu đồ theo một chuỗi các nến (chuyển thành biểu đồ dạng nến)

Alt+3: hiển thị biểu đồ theo đường gãy (chuyển thành biểu đồ dạng đường)

Alt+A: sao chép tất cả kết quả của test/optimization vào bảng clipboard

Alt+W: gọi cửa sổ quản lý biểu đồ

Alt+F4: đóng client terminal

Alt+Backspace hoặc Ctrl+Z: phục hồi việc xóa bỏ đối tượng > TRADING - KIẾN THỨC ĐẶC THÙ: Phím Ctrl

Ctrl+A: sắp xếp chiều cao tất cả các cửa sổ chỉ báo (indicator windows) về mặc định

Ctrl+B: gọi cửa sổ “Objects List”

Ctrl+C hoặc Ctrl+Insert: sao chép tới bảng clipboard

Ctrl+E: bật/tắt Expert Advisor

Ctrl+F: bật “Crosshair”

Ctrl+G: hiện/ẩn lưới grid

Ctrl+H: hiện/ẩn đường OHLC

Ctrl+I: gọi cửa sổ “Indicators List”

Ctrl+L: hiện/ẩn khối lượng giao dịch

Ctrl+P: in biểu đồ

Ctrl+S: lưu biểu đồ dưới dạng: “CSV”, “PRN”, “HTM”

Ctrl+W hoặc Ctrl+F4: đóng biểu đồ

Ctrl+Y: hiện/ẩn Period Separators

Ctrl+Z hoặc Alt+Backspace: phục hồi việc xóa đối tượng

Ctrl+D: mở/đóng “Data Window”

Ctrl+M: mở/đóng cửa sổ “Market Watch”

Ctrl+N: mở/đóng cửa sổ “Navigator”

Ctrl+O: mở cửa sổ “Options”

Ctrl+R: mở/đóng cửa sổ “Tester”

Ctrl+T: mở/đóng cửa sổ “Terminal”

Ctrl+F5: chuyển tới hồ sơ (Profile) tiếp theo

Ctrl+F6: kích hoạt cửa sổ biểu đồ tiếp theo

Ctrl+F9: mở cửa sổ “Terminal Trade” và chuyển sự chú ý tới nó. Sau đó, các hoạt động giao dịch được quản lý bằng bàn phím

Các phím khác

“Mũi tên sang trái” cuộn biểu đồ sang trái

“Mũi tên sang phải” cuộn biểu đồ sang phải

“Mũi tên lên trên” cuộn nhanh biểu đồ sang trái, hoặc nếu đã quy định tỷ lệ

“Mũi tên xuống dưới” cuộn biểu đồ sang phải, hoặc nếu đã quy định tỷ lệ

Numpad 5: khôi phục lại tỷ lệ chiều dọc của biểu đồ tự động sau khi nó đã bị thay đổi. Nếu tỷ lệ được xác đinh, phím này sẽ chuyển biểu đồ về mức xem được

Page Up: cuộn nhanh biểu đồ sang trái

Page Down: cuộn nhanh biểu đồ sang phải

Home: đưa biểu đồ về điểm xuất phát

End: đưa biểu đồ về điểm cuối

Nút +/- phóng to/thu nhỏ biểu đồ

Delete: xóa tất cả các đối tượng đồ họa được chọn

Backspace: xóa đối tượng mới nhất trên biểu đồ

Enter: mở/đóng nhanh cửa sổ Navigation

Esc: đóng cửa sổ Dialog

GIẢI THÍCH MỘT CHÚT VỀ CÁC LỆNH BUY SELL LIMIT STOP[sửa | sửa mã nguồn]

Buy Limit là một trong 4 lệnh chờ (Pending Order) trong giao dịch ngoại hối.

Cụ thể Buy Limit là lệnh chờ mua, mua ở giá thấp, thấp hơn giá hiện tại của thị trường

Vậy tại sao không mua với giá hiện tại mà phải mua với giá thấp hơn?

Đơn giản là khi đó nhà đầu tư kỳ vọng sẽ có điểm mua đẹp hơn với tỷ lệ Risk:Reward ( Rủi ro:Lợi nhuận) tốt hơn.

Buy Stop: trái ngược với lệnh Buy Limit - là chờ mua ở giá thấp hơn giá thị trường hiện tại, thì lệnh Buy Stop là lệnh chờ mua nhưng mua ở giá cao hơn  giá của thị trường hiện tại.

Vì trong một số trường hợp, với giá thị trường hiện tại gần một mức kháng cự nào đó , nhà đầu tư đang phân vân liệu không biết giá có phá vỡ vùng kháng cự này hay không, họ kỳ vọng giá sẽ phá vỡ vùng kháng cự này và tăng mạnh lên, khi đó họ cài sẵn lệnh Buy Stop để đón đầu sự phá vỡ này.

Sell Limit: là lệnh chờ bán, nhưng chờ bán ở giá cao, cao hơn giá thị trường hiện tại.

Với giá hiện tại nhà đầu tư có thể vì lý do nào đó mà có thể không vào lệnh sell trực tiếp từ thị trường , có thể là do rủi ro cao, điểm vào sell tại giá hiện tại của thị trường không đẹp.

Và nhà đầu tư kỳ vọng giá có thể tăng lên cao thêm một chút nữa để có thể setup một lệnh sell với giá đẹp hơn, hoặc một lý do nào khác, có thể là bận không theo dõi thị trường liên tục nên tuột mất cơ hội sell ở giá đẹp.

Sell Stop: trái ngược với lệnh Sell Limit - là lệnh chờ bán ở giá cao hơn giá thị trường hiện tại, thì lệnh Sell Stop là lệnh chờ bán nhưng bán ở giá thấp hơn giá của thị trường hiện tại.

Nghe có vẻ hơi ngược và khó hiểu đúng không?, Ai lại đi bán mà bán với giá thấp hơn giá thị trường hiện tại, Vậy tại sao không bán ở giá thị trường hiện tại để được lời hơn?

Đó là vì trong một số trường hợp, với giá thị trường hiện tại gần một mức hỗ trợ nào đó, nhà đầu tư đang phân vân liệu không biết giá có phá vỡ vùng hỗ trợ này không, họ kì vọng giá sẽ phá vỡ và giảm mạnh không phanh, khi đó lệnh Sell Stop sẽ phát huy tác dụng.

Nếu biết PTKT thì có thể hiểu, buy sell limit là chờ mua bán theo hành vi giá.

Còn buy sell stop thì chờ mua bán theo breakout, giá phá cản hỗ trợ hoặc kháng cự, chờ buy khi phá kháng cự, chờ sell khi thủng hỗ trợ

CÁC PHIÊN GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG FOREX[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trường Forex có thể được chia thành 4 phiên giao dịch chính: phiên Sydney, phiên Tokyo, phiên London và phiên New York. Những phiên giao dịch này còn được gọi bằng tên khác quen thuộc hơn là phiên Úc, phiên Á, phiên Âu và phiên Mỹ.

Image521321321321.png

Dưới đây là thời gian mở cửa và đóng cửa các phiên giao dịch Forex theo giờ Việt Nam:

  • Phiên Sydney mở cửa từ 5h – 14h (mùa hè), mở cửa từ 4h – 13h (mùa đông)
  • Phiên Tokyo mở cửa từ 6h – 15h (mùa hè), mở cửa từ 6h – 15h (mùa đông)
  • Phiên London mở cửa từ 14h – 23h (mùa hè), mở cửa từ 15h – 24h (mùa đông)
  • Phiên New York mở cửa từ 19h – 4h sáng hôm sau (mùa hè), mở cửa từ 20h – 5h sáng hôm sau (mùa đông)

Dễ dàng quan sát thấy có những khoảng thời gian có 2 phiên giao dịch trùng nhau.

Đương nhiên, đây là các thời điểm thị trường Forex bận rộn nhất trong ngày vì có khối lượng giao dịch sẽ lớn hơn khi hai phiên giao dịch trùng nhau.

Phiên giao dịch có khối lượng giao dịch lớn thì thanh khoản thị trường cũng sẽ tốt hơn, đồng nghĩa chi phí giao dịch (spread) cũng sẽ thấp hơn.

Thông thường chúng ta không quan tâm nhiều đến phiên Úc mà chỉ chú ý vào phiên Á, phiên Âu và phiên Mỹ.

Những thời điểm giao thoa giữa các phiên giao dịch thì khối lượng sẽ lớn hơn từng phiên riêng lẻ, dẫn đến biên độ dao động của các cặp tiền trong thời điểm giao phiên thị trường Forex cũng sẽ lớn hơn. Đây là lí do tại sao các scalper tranh thủ giao dịch giờ giao phiên.

Ngày giao dịch nào tốt nhất trong tuần?

Thứ 2 thường thị trường khởi đầu rất chậm chạp, tin tức vào thứ 2 cũng thường ít hơn những ngày khác trong tuần.

Thứ 3, thứ 4, thứ 5 là quãng thời gian thị trường Forex hoạt động sôi nổi nhất với các tin tức liên tục.

Thứ 6 lại rất thú vị đó là nửa ngày đầu, thị trường Forex vẫn hoạt động sôi nổi, nhưng nửa ngày cuối khối lượng giao dịch giảm dần cho đến khi thị trường đóng cửa.

Nắm rõ khung thời gian giao dịch cũng giúp chúng ta giảm tỷ lệ ngắm chart thường xuyên, và lên kế hoạch các khung giờ giao dịch trong ngày phù hợp với khung thời gian trading của mỗi người.

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỘT SÀN GIAO DỊCH FOREX UY TÍN[sửa | sửa mã nguồn]

Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá một sàn giao dịch Forex uy tín, tuy nhiên với việc đã giao dịch cũng như trải nghiệm dịch vụ ở rất nhiều sàn giao dịch forex, cũng như quan sát chung tất cả trader đều chọn ra 6 tiêu chí quan trọng nhất dưới đây:

  • Sàn được cấp phép và quản lý bởi các tổ chức uy tín
  • Thời gian hoạt động lâu trên thị trường Forex
  • Nền tảng giao dịch tốt
  • Chi phí giao dịch thấp
  • Nạp rút tiền nhanh chóng
  • Dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt

Với bản thân mình thì không quan tâm lắm về các giấy phép, vì rất nhiều sàn fx mọc ra gắn mác nào là được cấp chứng chỉ này chứng chỉ kia, nhưng rất tiếc là các chứng chỉ này không hiệu lực tại VN.

Về chi phí giao dịch, thì hiện tại hầu như tất cả các sàn fx có mức phí giao dịch khá cạnh tranh nhau. Nên vấn đề này cũng không đặt nặng chú tâm lắm.

Nền tảng giao dịch thì hoặc MT4, hoặc MT5.., độ giật lag hay thanh khoản nhanh hay chậm là do bản thân sàn can thiệp chứ không do nền tảng giao dịch. Nên thay vì chú tâm đến nền tảng giao dịch thì nên chọn lựa sàn uy tín.

Vậy uy tín ở đây mình sẽ ưu tiên về thời gian hoạt động của sàn như thế nào?

Có mặt ở VN lâu chưa?

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng ra sao?

Và đặc biệt là tính năng nạp rút thế nào? Cứ nạp rút nhanh trong một nốt nhạc là mình ưu tiên chọn lựa. Vì điều này ảnh hưởng đến kế hoạch giao dịch cũng như túi tiền của mình, trong những cơn hưng phấn khi thắng đậm, nếu rút tiền quá chậm chạp, khiến nhiều trader có ý định cancel lệnh rút, sau đó tiếp tục say lệnh, và kết quả là phần lợi nhuận bị cuốn trôi, kể cả cháy luôn tài khoản gốc. Tiền nằm trên sàn không phải tiền của mình, nó chỉ thực sự là của mình khi được dịch chuyển về tài khoản bank.